Các triệu chứng phổ biến của cúm A có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Trong một số trường hợp nhẹ, cúm có thể tự khỏi mà không có triệu chứng đáng kể, nhưng các trường hợp nghiêm trọng của cúm loại A có thể đe dọa đến tính mạng.
Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet).
Cúm là một bệnh nhiễm siêu vi tấn công hệ hô hấp và mang tính lây nhiễm. Vi-rút cúm lây nhiễm ở người có thể được phân thành ba nhóm chính: A, B và C.
- Nhiễm cúm loại A nghiêm trọng và gây ra dịch bệnh lan rộng.
- Các loại cúm A và B là các dạng nhiễm trùng phổ biến hơn, thường xuyên gây ra dịch bệnh theo mùa.
- Cúm loại C thường chỉ gây nhiễm trùng đường hô hấp nhẹ.
Các triệu chứng phổ biến của cúm A có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Trong một số trường hợp nhẹ, cúm có thể tự khỏi mà không có triệu chứng đáng kể, nhưng các trường hợp nghiêm trọng của cúm loại A có thể đe dọa đến tính mạng.
Biểu hiện cúm A
Không giống như cảm lạnh thông thường, cúm thường xảy ra khi xuất hiện các triệu chứng đột ngột. Các dấu hiệu phổ biến của nhiễm cúm bao gồm:
+ Sốt, mệt mỏi, ớn lạnh, nhức mỏi cơ thể;
+ Ho;
+ Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, hắt hơi;
+ Đau họng;
+ Đau đầu.
Nếu các triệu chứng kéo dài hơn một tuần mà không cải thiện, phải đi khám bác sĩ.
Những người có nguy cơ cao bị biến chứng cúm như người từ 65 tuổi trở lên hoặc có hệ thống miễn dịch yếu, nên đi khám bác sĩ để điều trị ngay lập tức. Trong những trường hợp hiếm gặp, cúm có thể gây tử vong.
Nếu không được điều trị, cúm có thể gây ra:
+ Viêm tai giữa do cúm;
+ Tiêu chảy, đau bụng;
+ Buồn nôn, nôn;
+ Chóng mặt;
+ Đau ngực;
+ Viêm phổi, viêm phế quản;
+ Biến chứng tim mạch.
Cúm A được phân loại theo phân nhóm và chủng. Cúm A có thể có đột biến gen để tạo ra các chủng mới. Tiêm phòng cúm sẽ không ngăn ngừa nhiễm trùng từ một chủng mới.
Chim hoang dã là vật chủ tự nhiên của virut loại A, còn được gọi là cúm gia cầm. Nhiễm trùng này cũng có thể lây lan sang động vật và con người khác.
Chẩn đoán cúm A
Triệu chứng lâm sàng kết hợp Xét nghiệm phát hiện RNA virus cúm (trong vòng 30 phút.)
Điều trị
- Trong một số trường hợp, có thể tự khỏi khi được nghỉ ngơi và uống nhiều nước.
- Các trường hợp khác sử dụng đơn thuốc chống vi-rút phổ biến bao gồm:
+ Aceclovir;
+ Oseltamivir (Tamiflu);
Những loại thuốc này, được gọi là chất ức chế neuraminidase, làm giảm khả năng vi-rút cúm lây lan từ tế bào này sang tế bào khác, làm chậm quá trình lây nhiễm.
+ Tăng cường hệ miễn dịch: Tác dụng phụ như buồn nôn và nôn, nếu xuất hiện cần ngừng thuốc và báo với bác sĩ điều trị.
Bao lâu là truyền nhiễm?
Từ 1 đến 5 ngày. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bạn có thể truyền nhiễm lâu hơn sau khi bạn bắt đầu gặp các triệu chứng. Con số này có thể dao động nếu hệ thống miễn dịch của bạn yếu hoặc không phát triển, đặc biệt trong trường hợp trẻ em hoặc người lớn tuổi.
Phòng ngừa
- Tăng cường sức đề kháng;
- Vệ sinh cơ thể và nơi ở thường xuyên như: rửa tay thường xuyên, che miệng và mũi khi bạn ho hoặc hắt hơi;
- Tránh đến những nơi đông người, đặc biệt là trong khi dịch cúm bùng phát;
- Hãy ở nhà nếu bạn bị sốt và ít nhất 24 giờ sau khi hết.
Tiến triển
Cúm loại A là một bệnh virut truyền nhiễm có thể gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng nếu không được điều trị.
Không nên nghĩ cúm là một cảm lạnh thông thường và tự điều trị cho mình. Cần có sự hỗ trọ của thầy thuốc chuyên khoa.
Cúm A có nguy hiểm không?
Cúm A chỉ nguy hiểm khi có biến chứng!
- Hầu hết những người bị cúm A sẽ hồi phục sau vài ngày đến dưới hai tuần, nhưng một số người sẽ bị biến chứng (như viêm phổi) do cúm, một số trong đó có thể đe dọa đến tính mạng và dẫn đến tử vong.
- Một số nhiễm trùng sau cúm A:
+ Viêm mũi xoang:
Biểu hiện: sau cúm hết tự nhiên sốt trở lại kèm theo đau nhức vùng sọ mặt, ngạt tắc mũi, chảy nước mũi trong rồi chuyển màu vàng xanh.
+ Viêm tai giữa: Đau tai, giai đoạn vỡ mủ sẽ nhanh và lâu liền hơn bệnh cảnh viêm tai thông thường.
+ Viêm khí - phế quản - phổi: Sau sốt của cúm A, bệnh nhân sẽ sốt cao trở lại kèm theo đau tức ngực, ho đờm vàng xanh, có thể có khó thở, thở rít…
Hình ảnh minh họa (Nguồn: Internet).
+ Viêm tim (viêm cơ tim), não (viêm não) hoặc các mô cơ (viêm cơ, tiêu cơ vân) và suy đa cơ quan (ví dụ như suy hô hấp và suy thận). Tình trạng bệnh nhân nặng nề kèm theo da xanh tái và rất mệt. Những trường hợp này phải theo dõi tại các bệnh viện.
+ Nhiễm trùng huyết: Sốt cao kèm theo rét run từng đợt. Người bệnh mệt nhiều, giãn mạch. Cấy máu trong cơn rét run có thể thấy được vi khuẩn gây bệnh.
+ Tình trạng nặng lên của các bệnh mạn tính sẵn có. Ví dụ: hen phế quản, tâm phế mạn sẽ diễn biến thành đợt cấp.
- Những người có nguy cơ cao mắc bệnh cúm và có biến chứng nặng nề:
Bất cứ ai cũng có thể bị bệnh cúm (ngay cả những người khỏe mạnh) và xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng một số người có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cúm nếu họ bị bệnh, bao gồm:
+ Những người từ 65 tuổi trở lên;
+ Những người mắc một số bệnh mạn tính (như hen suyễn, tiểu đường hoặc bệnh tim,…);
+ Phụ nữ mang thai;
+ Trẻ em dưới 5 tuổi, nhưng đặc biệt là dưới 2 tuổi.
PGS.TS Phạm Thị Bích Đào